Năm ngay cạnh thủ đô Hà Nội có một ngôi chùa rất nổi tiếng hàng năm mỗi dịp đầu Xuân năm mới đều có rất nhiều du khách ghé tới tham dự lễ hội. Ngôi chùa nổi bật với bức đại tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, cùng với rất nhiều các công trình nghệ thuật nổi tiếng.
Vào dịp đầu năm nếu du khách đang tìm địa điểm du Xuân gần Hà Nội thì chùa Khai Nguyên sẽ là địa điểm rất hợp lý. Để biết thêm về những thông tin tại chùa Khai Nguyên thì du khách hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khám phá về địa điểm này nhé!
1, Giới thiệu về chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên là một ngôi chùa cổ nằm tại thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỉ 11 dưới thời nhà Lý, nên các công trình kiến trúc tại nơi đây cũng mang đậm những nét kiến trúc thời nhà Lý. Trải qua rất nhiều năm tháng chiến tranh ngôi chùa hiện nay đã được tu sửa, mở rộng và xây dựng thêm nhiều các ông trình khác nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của các Tăng, Ni và các tín đồ Phật giáo.
2, Hướng dẫn di chuyển tới chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km nên việc di chuyển tới đây rất thuận tiện, du khách có thể di chuyển tới đây bằng rất nhiều các phương tiện như: xe máy, ô tô, xe khách, xe bus, xe dịch vụ,…
Tuy nhiêu để phù hợp và thuận tiện nhất cho các chuyến du xuân ngày tết du khách nên di chuyển tới chùa Khai Nguyên bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô để tiết kiệm chi phí cũng như chủ động về thời gian hơn. Xuất phát từ thành phố Hà Nội du khách di chuyển theo đường đại lộ Thăng Long và thoát ra tại núi giao Hòa lạc nhập vào đường QL21. Sau đó tiếp tục di chuyển theo đường Ql21A cho tới cầu Đồng Mô thì rẽ phải rồi di chuyển theo biển chỉ dẫn là tới chùa Khai Nguyên.
3, Du lịch chùa Khai Nguyên 1 ngày có gì hấp dẫn
khi tới chùa Khai Nguyên du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều các công trình kiến trúc đồ sộ và cổ kính, góp phần vào phải triển du lịch tâm linh tại Sơn Tây. Nhất định khi tới chùa Khai Nguyên du khách không được bỏ qua những địa điểm thú vị dưới đây nhé!
+ Kiến trúc tại chùa Khai Nguyên vẫn giữ được những nét cổ kính với rất nhiều chi tiết từ thời nhà Lý. Tuy rằng trải qua rất nhiều những năm tháng chiến tranh những nơi đây vẫn giữ được lối kiến trúc mang đậm phong cách truyền thống với hệ thống thờ tự trang nghiêm. Nơi đây được kết hợp khéo léo tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa các kiến trúc hiện đại và kim cổ.
+ Bức đại tượng phật A Di là bức đại tượng phật được mệnh danh là tượng phật lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao lên tới 70m và rộng 1.200m2. Bức tượng phật này được xây dựng năm 2015 và hiện tại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nốt. Bức tượng được xây dựng với ý nghĩa mong muốn sự an lành thịnh vượng cho nhân dân đất nước và sự phát triển phật giáo trên đất nước Việt Nam.
+ Các di vật, tượng phật có giá trị lớn: tại chùa Khai Nguyên còn sở hữu những pho tượng phật đồ sộ được làm từ chất liệu quý hiếm như: đồng, ngọc bích, gỗ quý hiếm,…Ngoài ra nơi đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ có giá trị về mặt lịch sử. Nơi đây được bài trí và sắp xếp các pho tượng và các hiện vật quý hiếm tại gian tam bảo tạo nên không gian trang trọng và uy nghiêm.
4, Ẩm thực chùa Khai Nguyên có gì ngon?
Mỗi một địa danh đều sẽ có những đặc sản ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền vfa Sơn Tây cũng vậy. Nơi đây có rất nhiều những đặc sản là du khách say mê như:
– Chè lam là một đặc sản khá nổi tiếng tại Sơn Tây tuy không phải là một món sơn hào hải vị nhưng lại mang trong mình một hương vị khá đặc biệt. chè lam được chế biến từ các nguyên liệu đường, mật, gừng, bột gạo nếp, mạch nha,… sau đó được chế biến khéo léo theo công thức của các nghệ nhân để tạo ra được món đặc sản thơm ngon này.
– Bánh tẻ Sơn Tây là đặc sản dân dã được rất nhiều du khách yêu thích bởi hương vị thơm ngon bình dân mà bánh tẻ mang lại. Bánh tẻ được làm từ gạo tẻ cùng với các nguyên liệu như thịt, mộc nhĩ, khô,… Sau khi chuẩn bị nhân xong thì bánh tẻ được gói bằng lá dong sau đó tiếp tục gói thêm 1 lớp lá chuối bên ngoài nữa rồi đem đi luộc. Du khách nên ăn khi bánh còn nóng để cảm nhận được rõ hương vị của bánh và khi ăn thì nên chấm với nước mắm hoặc tương ớt sẽ làm tăng thêm mùi vị cho bánh tẻ.
– Kẹo lạc Đường Lâm là một đặc sản khá lâu đời tại Sơn Tây, đặc sản này đã trải qua biết bao nhiêu thời kỳ của đất nước. Kẹo lạc là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu mạch nha, lạc, đường cộng với công thức gia truyền của người dân nơi đây đã tạo ra được một đặc sản khi ăn có vị ngọt nhẹ, cảm nhận hương vị đậm đà hơn khi uống cùng với nước trà.
5, Lịch trình du lịch một ngày tại Chùa Khai Nguyên
Nếu du khách chuẩn bị có chuyến đi tới chùa Khai Nguyên thì du khách có thể tham khảo thêm lịch trình dưới đây để lên lịch trình cho chuyến đi của mình.
Sáng: xuất phát từ thành phố Hà Nội di chuyển tới chùa Khai Nguyên, chiêm bái tham quan các công trình kiến trúc đồ sộ tại nơi đây.
Trưa: du khách di chuyển tới Làng Văn Hóa 54 Dân Tộc ăn trưa thưởng thức các món ăn đặc sản tại nơi đây.
Chiều: du khách di chuyển đi tham quan các công trình kiến trúc, bản làng đồng bào dân tộc sinh sống tại Làng văn Hóa 54 Dân Tộc như: chùa Khmer, Tháp Chăm, nhà dài Ê Đê, bản Mường, bản Thái,….
15h30: du khách lên xe quay trở về Hà Nội kết thúc chuyến hành trình.
Ngoài ra, còn rất nhiều lịch trình thú vị liên quan đến chùa Khai Nguyên bạn có thể tham khảo chi tiết tại https://dulich.pro.vn/chua-khai-nguyen-son-tay nhé!
6, Một số những lưu ý khi đi du lịch chùa Khai Nguyên 1 ngày
Để có một chuyến hành trình tới chùa Khai Nguyên thật chu toàn thì du khách cần chú ý một số nhưng lưu ý nho nhỏ sau đây:
– Không được mặc quần áo ngắn, hở hang khi tới chùa vì đây là nơi trang nghiêm thanh tịnh.
– Trong quá trình chiêm bái, hành hương không được cười đùa nói chuyện lớn gây mất sự thanh tịnh của chùa và làm ảnh hưởng tới những du khách khác.
– Không nên mang giày cao gót trong quá trình chiêm bái tham quan như vậy sẽ rất bất tiện, du khách nên chuẩn bị cho mình một đôi giày bệt hoặc giày thể thao để di chuyển dễ dàng hơn.
– Nếu du khách dâng lễ thì nên chuẩn bị lễ chay để sẽ tiện lợi hơn và gọn gàng hơn, ngày nay hầu như các du khách đi lễ đều sử dụng lễ chay.
– Vào những dịp đầu xuân khi tới chùa Khai Nguyên du khách nên mang theo mũ nón, ô dù, áo mưa,… để tránh khỏi những cơn mưa Xuân vào dịp đầu năm.
Và phía trên là toàn bộ những kinh nghiệm về chùa Khai Nguyên mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các du khách. Hy vọng với các thông tin, kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ du khách sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời khi tới du lịch chùa Khai Nguyên nhé!