Nghiệm thu lắp đặt thang máy trước khi đưa vào sử dụng là một bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình lắp đặt thang máy. Bước này nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng thang máy không gặp phải sự cố ngoài ý muốn. Vậy nghiệm thu lắp đặt như nào mới đúng tiêu chuẩn?
Nghiệm thu các thiết bị lắp đặt thang máy
Để quá trình lắp đặt thang máy diễn ra hiệu quả và không bị gián đoạn thì công cuộc nghiệm thu các thiết bị lắp đặt cũng rất khắt khe. Để có thể kiểm tra chính xác được mức độ an toàn và chắc chắn các thiết bị lắp đặt cho chất lượng hay không, các chuyên viên kỹ thuật cần phải tiến hành các bước rõ ràng như sau:
- Tiến hành nghiệm thu, kiểm tra tất cả các thiết bị dùng để lắp đặt phòng máy điều khiển thang máy.
- Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu tất cả các thiết bị thuộc khu vực hố thang máy.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị của Cabin thang máy.
- Kiểm tra, khảo sát chất lượng của các thiết bị cửa tầng thang máy.
Nếu quá trình nghiệm thu các thiết bị không có gì sai sót và kết quả đạt chất lượng thì các chuyên viên kỹ thuật sẽ tiến hành chạy thử thang máy không tải. Tức là để thang máy chạy không có trọng lượng, không có vật nào được đặt trong đó.
Công tác nghiệm thu thiết bị thang máy
Nhờ việc chạy thử không tải thang máy, các chuyên viên kỹ thuật có thể kiểm tra, xác định lỗi và đánh giá chất lượng của các bộ phận như: phanh, cửa thang máy, độ chính xác dừng tầng, quá trình khởi động và kết thúc thang máy và một số phận khác,…
Đây là công đoạn quan trọng trước khi tiến hành chạy thử thang máy bởi nếu như khi chạy không tải mà gặp vấn đề thì chắc chắn trong quá trình thử có tải sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Bởi vậy, phải làm chắc chắn và khảo sát thật khắt khe ngay từ bước này khi lắp đặt thang máy.
Giai đoạn kiểm tra toàn bộ chi tiết máy
Sau quá trình nghiệm thu các thiết bị, các chuyên viên kỹ thuật sẽ tiến hành công đoạn kiểu tra toàn bộ chi tiết máy. Để có cái nhìn tổng quan nhất, khách quan nhất và chính xác nhất thì thang máy phải được tiến hành hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau:
- Đầu tiên, để thang máy hoạt động với tốc độ chậm nhất. Khi đó, chuyên viên kỹ thuật sẽ kiểm tra toàn bộ các chi tiết cơ khí của thang máy. Sau khi kiểm tra các chi tiết cơ khí, chuyên viên sẽ tiến hành kiếm tra các vị trí dừng, giới hạn trên dưới trong các thiết bị của thang máy.
- Tiếp theo, tăng tốc độ hoạt động của thang máy, bước này chủ yếu là quan sát khả năng dừng ở các tầng của thang máy, kiểm tra xem thang máy có dừng đúng tầng hay không, các công tắc cho hoạt động tốt hay không.
- Sau đó, để thang máy hoạt động trong điều kiện bất khả kháng, có thể là mất điện đột ngột hoặc do tác động từ bên ngoài để kiểm tra hệ thống cứu hộ của thang máy như thế nào, có an toàn cho người sử dụng hay không.
Khi kết thúc việc chạy thử không tải, các chuyên viên sẽ chất đủ trọng tải tối đa của thang máy để kiểm tra thực tế hơn trong quá trình lắp đặt thang máy. Tuy nhiên, khi thực hiện chạy thử có tải, các chuyên viên sẽ tiến hành nâng khối lượng lên dần dần.
Kiểm tra kỹ thuật của thang máy
Công đoạn đưa vào sử dụng
Sau khi tiến hành thẩm định, kiểm tra theo tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy, công trình thang máy đó sẽ được cấp phép để đưa vào sử dụng theo đúng quy định. Trước khi đưa vào hoạt động chính thức, thang máy và những khu vực liên quan phải được vệ sinh sạch sẽ.
Để có thể đưa ra đánh gia khách quan, toàn diện về độ an toàn trước khi hoạt động, hệ thống thang máy nên được chạy thử nhiều lần ở cả chế độ có tải và không tải. Điều đó giúp tăng mức độ an toàn cho khách hàng khi chính thức đưa vào hoạt động thực tế. Việc lắp đặt thang máy tại Thang Máy Thuận Phát luôn đảm bảo các tiêu chuẩn nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng.