Làng nghề đúc đồng Tống Xá, Ý Yên luôn được nhắc đến với danh xưng là cái nôi lớn của nghề đúc đồng Việt Nam. Với sứ mệnh gìn giữ và lưu truyền những giá trị tâm linh cao đẹp ẩn chứa trong từng sản phẩm bằng đồng, người dân Tống Xá vẫn luôn cần mẫn với nghề mặc cho những khó khăn, nguy hiểm mà nghề đúc đồng có thể đem lại.
Đưa văn hóa đồng đến với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
Câu chuyện về làng nghề này bắt đầu từ 900 năm trước, khi ông Nguyễn Chí Thành ghé ngang làng và dạy cho người dân cách đúc đồng. Kể từ đó, người dân làng này đã gắn với cái nghề lắm gian truân từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những ngày đầu, người dân làng Tống Xá chỉ tập trung đúc các sản phẩm đơn giản như đồ thờ cúng, lư hương, đỉnh đồng… Bởi vì thời điểm đó, công cụ sản xuất còn thô sơ và lạc hậu, cộng thêm nghề đúc chính của cả làng trước 1945 đều là đúc gang – một loại đúc thủ công cực kỳ vất vả và nguy hiểm.
Sau quãng đường dài trải qua nhiều thăng trầm, cái làng nghèo nàn, lạc hậu ngày nào đã thay đổi thôi sự phát triển của thời đại. Không còn là nơi chỉ cung cấp những vật phẩm đơn sơ nữa, làng nghề đã dần làm nên được nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng về mặt chất lượng lẫn thiết kế đẹp mắt đến từ hoa văn phong phú cùng đường nét mềm mại tinh tế.
Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Ý Yên đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống người Việt. Không chỉ được ưa chuộng và tiêu thụ trong nước, đồ đồng của làng nghề này đã đạt được thành tích đáng tự hào khi xuất khẩu sản phẩm sang hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vẻ đẹp văn hóa phi vật thể trong từng sản phẩm đồ đồng
Bên cạnh giá trị hiện vật đến từ những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt bằng đồng, thì nét đẹp văn hóa phi vật thể cũng là điều làm nên tên tuổi của làng nghề truyền thống này! Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề và lòng biết ơn của dân làng dành cho người truyền nghề, đồng thời là giá trị tâm linh mà con người gửi gắm qua từng sản phẩm đồng.
Làng Tống Xá thờ đến hai vị thần, một vị là Tốn Phúc Thành – vị thành hoàng đã có công lớn trong việc khai hoang lập địa đầu tiên và một vị là Nguyễn Chí Thành – tổ nghề đã có công dạy người dân nơi đây cách làm khuôn đúc đồng.
Ngày hội truyền thống của làng mỗi năm đều được tổ chức vào ngày 10, 11, 12 của tháng 2 âm lịch. Đây sẽ là khoảng thời gian dân làng tưởng nhớ đến những vị tổ nghề và những người đã có công lớn trong việc tạo dựng nên làng. Từ đó, góp phần truyền lửa nghề đến cho thế hệ tương lai nối gót.
Bảo Long – Cơ sở đúc tượng đồng uy tín tại Ý Yên
Những ai có ý định mua tượng đồng Ý Yên thường sẽ nghĩ đến Bảo Long đầu tiên. Bởi vì đây là một trong những cơ sở chế tác với đội ngũ thợ nghề giàu kinh nghiệm cùng hệ thống phân xưởng lớn hàng đầu tại làng nghề truyền thống này! Với chất lượng hoàn hảo cùng hoa văn tinh tế ẩn dưới những đường nét mềm mại, bạn có thể hoàn toàn yên tâm giao phó niềm tin và trách nhiệm cho Đúc đồng Bảo Long.
Cho đến nay, người ta vẫn thường truyền tai nghe câu chuyện về làng nghề đúc đồng Ý Yên. Nếu bạn yêu mến văn hóa đồng truyền thống của dân tộc, đừng quên ghé thăm ngôi làng để được chiêm ngưỡng những món đồ đồng và “rinh” về một vài vật phẩm xinh xắn nhé!